Chanathip Songkrasin: Chàng lùn phi thường của bóng đá Thái Lan

Chanathip Songkrasin là cầu thủ vô cùng quan trọng của đội tuyển Thái Lan trong trận đấu với đội tuyển Việt Nam.

Lịch thi đấu AFF Cup 2021

ĐT Việt Nam sẽ buộc Thái Lan lộ điểm yếu?

Nhận định, soi kèo trận Việt Nam vs Thái Lan, 19h30 ngày 23/12

Trong thế giới bóng đá ngày càng đề cao sức mạnh thể chất, mọi cầu thủ đua nhau trở thành những vận động viên điền kinh, nhảy cao, nhảy xa... cố gắng phá bỏ mọi giới hạn vật lý. Đi ngược với xu thế đó, bạn chỉ thiệt mà thôi. Nhưng Chanathip Songkrasin đã chứng minh cho cả Đông Nam Á thấy rằng bóng đá không phải trò chơi chỉ dành cho những người khổng lồ. Một đôi chân ngắn ngủn được điều khiển bởi một bộ óc siêu phàm thì vẫn có thể tạo ra những điều thần kỳ. Một trong những cầu thủ lùn nhất lịch sử lại là người làm nên những điều vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá khu vực.

Hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc: Lùn thì làm sao? Quang Hải, Messi vẫn đá bóng bình thường và trở thành siêu sao đấy thôi. Xin thưa với các bạn. Chanathip còn thấp hơn Quang Hải và Messi tới 10 cm. Trong một môi trường mà những cầu thủ như Quang Hải và Messi đã bị gọi là lùn, thì Chanathip không biết phải gọi là gì? Bé hạt tiêu chăng.

Nếu thấp mà đậm người như những cầu thủ Nam Mỹ, cỡ Carlos Tevez hay Sergio Aguero thì đã đành. Đây Chanathip lại còn gầy, ngồi cả người lên bàn cân mới được 56kg, nghĩa là còn kém... cả tôi. Nếu không mặc quần áo bóng đá, Chanathip đi ra ngoài đường trông sẽ chẳng khác gì một cậu bé học cấp 2 của Việt Nam.

Chanathip không có chiều cao tốt

Với thể hình khiêm tốn như vậy, ấn tượng ban đầu của các thầy dạy bóng đá sẽ là lắc đầu ngay lập tức. Chanathip thiếu quá nhiều điều kiện để đi theo con đường chuyên nghiệp nhưng trong từ điển của chàng trai sinh năm 1993 này chưa bao giờ có từ bỏ cuộc, một đức tính được truyền lại từ người cha đam mê bóng đá cuồng nhiệt của mình.

Trước ngày hạ sinh quý tử, cha của Chanathip đã cầu thần phật cho con trai mình sở hữu tài năng bóng đá, hệt như thần tượng Diego Maradona của ông. Nhưng có lẽ cha của Chanathip... quên mất phải xin thần phật cho con trai một thân hình vạm vỡ. Và thế là họ chỉ cho cu cậu đúng năng khiếu với trái bóng mà thôi.

Chanathip chào đời mà nặng chưa đầy 2kg, không thiếu tháng mà trông hệt như một đứa trẻ sinh non. Nhưng bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn rằng đứa trẻ này rất yếu ớt, cha của Chanathip bắt con làm quen với trái bóng từ năm 3 tuổi. Cứ như thế, những bài học đầu đời của Chanathip là khống chế bóng, đá bóng vào tường và coi quả bóng là bạn.

Không uổng công lao của thân phụ, tình yêu với bóng đá ngấm vào máu Chanathip từ lúc nào không hay. Cậu theo bóng đá một cách tự nguyện, không cần sự thúc ép từ cha mình nữa. May mắn cho Chanathip, cho đến khi hết cấp 1, chiều cao của cậu không thua kém quá xa so với chúng bạn cùng lứa.

Cho đến khi các thầy ở học viện Sam Phran Wittaya rồi sau đó là Rajdamnern phát hiện ra Chanathip khó có thể đạt chiều cao lý tưởng được nữa, tài năng của cậu đã quyến rũ họ mất rồi. Sự nghiệp của Chanathip cứ thế tăng tốc, nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vô số đại gia trong nước.

Chính vì thế, Chanathip nhận được hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của CLB BEC Tero Sasana năm 18 tuổi. Đây là một CLB có truyền thống của Thái Lan, dù không giành nhiều danh hiệu nhưng lại rất thành công trong công tác đào tạo trẻ. Chanathip trở thành một ngoại lệ của lứa cầu thủ niên khóa 2011 đó khi có cơ hội được góp mặt trong danh sách đăng ký trận gặp nhà ĐKVĐ khi đó là Muangthong United.

Chỉ sau 7 trận đấu cho đội bóng có biệt danh là Rồng lửa, Chanathip đã ghi được bàn ra mắt. Màn trình diễn của tiền vệ tấn công này ngay lập tức đập vào mắt ông Wilfried Schafer - HLV đội tuyển quốc gia Thái Lan khi đó. Chanathip trở thành cầu thủ trẻ nhất của Voi chiến tham dự King Cup và AFF Cup năm 2012.

Ngay từ thời điểm đấy, viễn cảnh xuất ngoại đã mở ra với Chanathip. Đại diện của 2 đội bóng hàng đầu Nhật Bản là Gamba Osaka và FC Tokyo đã liên hệ với BEC Tero Sasana nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt lạnh lùng.

Chanathip thành công khi sang Nhật Bản thi đấu

Không uổng công lao của thân phụ, tình yêu với bóng đá ngấm vào máu Chanathip từ lúc nào không hay. Cậu theo bóng đá một cách tự nguyện, không cần sự thúc ép từ cha mình nữa. May mắn cho Chanathip, cho đến khi hết cấp 1, chiều cao của cậu không thua kém quá xa so với chúng bạn cùng lứa.

Cho đến khi các thầy ở học viện Sam Phran Wittaya rồi sau đó là Rajdamnern phát hiện ra Chanathip khó có thể đạt chiều cao lý tưởng được nữa, tài năng của cậu đã quyến rũ họ mất rồi. Sự nghiệp của Chanathip cứ thế tăng tốc, nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vô số đại gia trong nước.

Chính vì thế, Chanathip nhận được hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của CLB BEC Tero Sasana năm 18 tuổi. Đây là một CLB có truyền thống của Thái Lan, dù không giành nhiều danh hiệu nhưng lại rất thành công trong công tác đào tạo trẻ. Chanathip trở thành một ngoại lệ của lứa cầu thủ niên khóa 2011 đó khi có cơ hội được góp mặt trong danh sách đăng ký trận gặp nhà ĐKVĐ khi đó là Muangthong United.

Chỉ sau 7 trận đấu cho đội bóng có biệt danh là Rồng lửa, Chanathip đã ghi được bàn ra mắt. Màn trình diễn của tiền vệ tấn công này ngay lập tức đập vào mắt ông Wilfried Schafer - HLV đội tuyển quốc gia Thái Lan khi đó. Chanathip trở thành cầu thủ trẻ nhất của Voi chiến tham dự King Cup và AFF Cup năm 2012.

Ngay từ thời điểm đấy, viễn cảnh xuất ngoại đã mở ra với Chanathip. Đại diện của 2 đội bóng hàng đầu Nhật Bản là Gamba Osaka và FC Tokyo đã liên hệ với BEC Tero Sasana nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt lạnh lùng.

Nhưng cho đến năm 2015, tình hình tài chính khó khăn buộc Rồng lửa phải bán "viên ngọc" quý giá nhất của mình là Chanathip, cùng với 2 tài năng khác là Tanaboon Kesarat và Adisak Kraisorn cho đại gia Muangthong United. Được chơi ở trong một tập thể chất lượng, Chanathip phát triển như diều gặp gió.

Giúp Muangthong trở thành đội bóng Thái Lan thứ 2 vào tới vòng loại trực tiếp của Champions League châu Á, Chanathip chính thức trở thành mục tiêu săn đuổi quyết liệt của các đội bóng lớn tại khu vực.

Đại gia ngầm Consadole Sapporo, đội bóng mới thặng hạng J League là đội quyết tâm theo đuổi Chanathip nhất. Sự nhiệt tình của của Consadole, cộng với tham vọng muốn vươn mình ra khỏi ao làng của Chanathip đã buộc đội bóng chủ quản phải đồng ý. Muangthong không hề thiệt trong thương vụ này. Chưa bao giờ trong lịch sử đội bóng, họ bán được một cầu thủ với giá 5 triệu euro.

Chanathip không phải một hợp đồng mang tính thương mại của Consadole Sapporo. Cập bến đội bóng năm 2017 thì đến 2018, Chanathip đã trở thành trụ cột không thể thiếu. Mùa bóng đó, Chanathip chơi thăng hoa khi ghi tám bàn, hai lần kiến tạo, giúp anh nhận giải cầu thủ hay nhất mùa của Consadole Sapporo. Ban tổ chức J-League cũng đưa Chanathip vào đội hình tiêu hiểu mùa 2018.

Chanathip thậm chí từng được đeo băng đội trưởng CLB vùng Hokkaido này trong trận gặp Visel Kobe, tại vòng 8 J-League 2020. Anh cũng là cầu thủ Thái Lan đầu tiên nhận vinh dự này.

Chanathip là tài năng hiếm thấy của Đông Nam Á

Cho đến tháng 4 năm nay, Chanathip tiếp tục chạm tới một cột mốc vô cùng ý nghĩa khác. Chiến thắng trước Vegalta Sendai giúp trận thứ 100 tròn Chanathip khoác áo Consadole ở J-League thêm ý nghĩa. Tiền vệ có biệt danh "Messi Jay" là cầu thủ Thái Lan, và cũng là cầu thủ đầu tiên của Đông Nam Á đạt cột mốc này với tại giải đấu cao nhất bóng đá Nhật Bản.

Dường như, với Chanathip, không hề có một giới hạn hay định kiến nào trói buộc được Anh. Tuy nhiên, bản thân cầu thủ 28 tuổi này lại rất khiêm tốn và biết lúc nào nên hạ mục tiêu xuống.

Chia sẻ trước truyền thông Nhật Bản, Chanathip thú nhận: "J-League hiện là giấc mơ lớn nhất của tôi. Bạn bè tôi, bao gồm cả Zico Kiatisuk thắc mắc tại sao tôi không đi xa hơn môi trường bóng đá Nhật Bản. Nhưng thật ra các đội bóng châu Âu không quan tâm đến tôi, trừ khi chúng tôi sinh ra tại châu Âu".

Với độ tuổi hiện tại của tôi thì càng khó. Tôi cảm nhận rằng đến được Nhật Bản là cả chặng đường dài rồi, sẽ là viển vông nếu nghĩ rằng mình có thể đi xa hơn nữa”.

Tài năng hàng đầu của bóng đá đất Chùa Vàng thổ lộ: "Khi tôi mới đến Nhật Bản, không ai tin rằng tôi có thể trụ lại tại đây, nhưng rồi tôi đã trụ được".

"Còn chuyện chơi bóng tại châu Âu, tôi nghĩ rằng đấy là câu chuyện của tương lai. Tôi thật sự từng có lúc muốn đến đấy, nhưng giờ sẽ rất khó. Có lẽ hãy dành cơ hội đấy cho các cầu thủ trẻ. Thế hệ tương lai sẽ có nhiều cơ hội hơn tôi".

Có lẽ Chanathip khiêm tốn, nhưng kể cả không thể chuyển sang châu Âu thi đấu thì anh cũng đã là một tượng đài của bóng đá Đông Nam Á rồi. Không quá khi nói rằng Chanathip có đẳng cấp vượt trội so với phần còn lại tại chính ĐT Thái Lan của mình.

Thế nên, khi LĐBĐ nước này quyết tâm triệu tập Chanathip về cho AFF Cup 2020, chúng ta đều nhận ra mục tiêu của họ là gì. Trước sự phát triển vượt quá tầm khống chế của ĐT Việt Nam, người Thái không thể bàng quan như trước mà họ thực sự đã lo sợ. Chính vì thế, Thái Lan phải dùng tới vũ khí mạnh nhất của mình là Chanathip để chặn đứng đà lớn của người hàng xóm.

Quyết tâm của người Thái và Chanathip chỉ khiến cho những chàng trai của ĐT Việt Nam thêm hào hứng. Được so tài với những đối thủ mạnh nhất, những cầu thủ giỏi nhất khu vực luôn là mong muốn của những chiến binh sao vàng.